Xe hơi chạy bằng nước lã và cái chết bí ẩn của nhà phát minh

Bạn có biết rằng ô tô sử dụng động cơ đốt trong thải ra môi trường khoảng 333 triệu tấn carbon dioxide hàng năm? Bạn có biết lợi nhuận mà các ông chủ tập đoàn xăng dầu thu được nhờ sự phát triển không ngừng của ngành xe hơi động cơ đốt trong? Bạn có biết chiếc xe hơi chạy bằng nước lã đã từng được phát minh và cấp bằng sáng chế? Vậy tại sao một phát minh có lợi cho môi trường lại không được sản xuất hàng loạt? Có điều gì khuất tất đằng sau đó?

Vào giữa những năm 1970, giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng gấp 3 lần và giá dầu ở Mỹ tăng lên hàng ngày. Do chi phí tiêu thụ nhiên liệu cao hơn, doanh số bán xe ngày một giảm xuống rõ rệt, chính phủ Mỹ đã phải chịu rất nhiều áp lực khi Ả Rập Xê-út cắt nguồn cung dầu cho nước này. Do đó, nhiều công ty đã phá sản và ngành công nghiệp ô tô của Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong thời điểm khó khăn này, Stanley Meyer – một nhà phát minh tài năng người Mỹ – đã nỗ lực phát triển chiếc xe chạy bằng nước. Ông đã thiết kế loại “pin nhiên liệu nước” thay vì xăng hoặc dầu nhằm cố gắng chấm dứt sự phụ thuộc vào dầu mỏ.

Stanley Meyer và sự ra đời của chiếc xe chạy bằng nước đầu tiên trên thế giới

Stanley Allen Meyer sinh ngày 24/81940 ở bang Ohio, nước Mỹ. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông gia nhập quân đội và học tại Đại học Bang Ohio một thời gian ngắn.

Stanley Meyer được miêu tả là một người rất sùng đạo và có khả năng sáng tạo phi thường. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã sở hữu hàng nghìn bằng sáng chế trong các lĩnh vực: Ngân hàng, hải dương học, máy theo dõi tim mạch và ô tô. Một trong số đó là bằng sáng chế nổi tiếng và gây tranh cãi nhất chính là “xe chạy bằng nước”.

Năm 1996, ông đã chế tạo thành công xe hơi chạy hoàn toàn bằng nước và chờ được cấp bằng sáng chế. Ông cho biết chiếc xe này hoạt động thông qua một pin nhiên liệu điện nước, có thể phân chia bất kỳ loại nước nào (kể cả nước muối) thành các nguyên tố cơ bản của nó là hydro và oxy, bằng cách sử dụng một quy trình đơn giản với phương pháp điện phân.

Chiếc xe đặc biệt của Meyer hoạt động dựa trên nguyên tắc sau:

  • Trong động cơ của chiếc xe có chứa một hệ thống thực hiện việc phân tách các phân tử nước (H2O) thành các phân tử O2 và H2.
  • H2 vốn là một chất dễ cháy, sẽ giúp vận hành buồng đốt của động cơ (combustion).
  • Buồng đốt này sau đó sẽ giúp vận hành hệ thống phân tách nước nói trên, lặp lại quá trình tạo ra H2 một cách liên tục (cũng là lý do tại sao lại nói chiếc xe sử dụng năng lượng vĩnh cửu).

Meyer đã chứng minh chiếc xe có thể hoạt động bình thường khi hỗ trợ bởi pin nhiên liệu nước của mình. Ông ước tính chỉ cần 22 gallon nước (83 lít) để đi hết chiều ngang của nước Mỹ (khoảng hơn 4.500 km) tính từ Los Angeles đến New York. Hơn nữa, Meyer tuyên bố đã thay thế các bugi với “kim phun” do ông chế tạo để kích hoạt hỗn hợp hydro/oxy trong các xy-lanh động cơ.

Quả là một phát minh mang tính cách mạng đối với ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp năng lượng thế giới. Động cơ chạy bằng nước của Meyer là kết quả của 20 năm nghiên cứu. Ông đã chứng minh thành công với hội đồng xét duyệt bằng sáng chế rằng phát minh của ông có thể hoạt động một cách đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong thời gian chờ được cấp bằng sáng chế, ông đã đột ngột qua đời.

Cái chết bí ẩn của nhà phát minh và lợi ích của các ông trùm dầu mỏ

Năm 1998, khi đang ngồi ăn cùng với 2 đối tác, sau khi nhấp một ngụm nước ép việt quất, Meyer đột nhiên lấy tay bấu chặt cổ họng, bật dậy và chạy ra ngoài, quỳ gối, nôn mửa dữ dội và thều thào những lời cuối cùng với người anh trai Stephen Meyer của mình: “Họ đã đầu độc tôi”.

Vậy, ai là người đã sát hại nhà phát minh tài năng này?

Thời điểm đó, phát minh của ông Meyer đã gây ấn tượng mạnh với công chúng và hứa hẹn một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp ô tô. Thế nhưng ngành công nghiệp dầu khí lại không hề thích điều này. 

Ở thời điểm đó, Meyer và chiếc ô tô chạy bằng nước của ông đã đe dọa trực tiếp tới nguồn thu dồi dào của Big Oil. Exxon, công ty dầu khí giao dịch công khai lớn nhất thế giới, là một trong nhiều tập đoàn dầu mỏ không chỉ nắm trong tay quyền lực kinh tế và chính trị to lớn mà còn có sức ảnh hưởng đến dư luận. Và theo các nhà quan sát, họ luôn sẵn sàng và có thể dập tắt các phát minh có nguy cơ làm giảm hoặc loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Ngành công nghiệp dầu mỏ không chỉ thu lợi nhuận khủng nhờ chiến tranh (xe tăng và máy bay không thể chạy mà không cần nhiên liệu), mà họ còn là tác nhân xúi giục các cuộc chiến tranh để kiếm tiền từ đó. Bởi vậy họ nhận thức rõ ràng được rằng thu nhập và tương lai của họ sẽ gặp nguy hiểm nếu một loại nhiên liệu bền vững, vô hạn, thay thế được dầu mỏ.

Những người đứng đầu ngành công nghiệp dầu mỏ đã cố gắng mua lại bằng sáng chế của Stanley Meyer nhưng không được. 

Vào ngày 21/3/1998, Meyer nhận được một cuộc điện thoại từ 2 người Bỉ, những người này nói rằng họ rất có hứng thú với chiếc xe chạy bằng nước và mong muốn đầu tư để mở rộng mô hình sản xuất, ông đã quyết định đi ăn trưa với họ cùng anh trai mình là ông Stephen Meyer tại Cracker Barrel để bàn bạc cụ thể hơn.

Tại buổi ăn trưa ngày hôm đó, 4 người đã cụng ly chúc mừng cho sự hợp tác. Và đây cũng là lần cuối cùng người ta nhìn thấy ông. 

Stephen Meyer khẳng định em trai mình đã bị sát hại. Thế nhưng báo cáo của các điều tra viên lại kết luận rằng “không có chất độc nào được khoa học Mỹ biết đến”.

Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn xôn xao về cái chết bí ẩn của người tạo ra chiếc xe hơi nước đầu tiên trên thế giới. Họ cho rằng cái chết của Meyer là một vụ giết người và còn rất nhiều uẩn khúc trong đó.

Trên thực tế, ai cũng biết rằng phát minh của Meyer đã gây ra một mối đe dọa khôn lường đối với hàng tỷ đô la ngành công nghiệp dầu mỏ. Nếu như một động cơ chạy hoàn toàn bằng nước được phổ biến rộng rãi toàn thế giới thì ngành công nghiệp năng lượng hoá thạch như khai thác dầu khí sẽ có nguy cơ bị đóng cửa, kéo theo hàng tỷ tỷ đô la lợi nhuận sẽ bị mất đi, những nước có nền kinh tế phụ thuộc vào khai thác dầu khí sẽ bị ảnh hưởng.

Câu chuyện những mẫu xe hơi chạy bằng nước “yểu mệnh” vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp thỏa đáng, và vẫn còn đang tiếp tục.

Những phát minh tương tự cũng bị chết yểu như chiếc xe hơi chạy bằng nước lã

Năm 2008, một công ty Nhật Bản có tên Genepax cũng cho ra mắt chiếc xe chạy bằng nước tại Osaka, Nhật Bản. Chiếc xe của Genepax có thể hoạt động với bất kì nguồn nước nào, từ nước sinh hoạt hằng ngày, nước đóng chai hoặc nước hồ, bất kỳ loại nước nào cũng có thể làm cho chiếc xe này chạy.

Nguyên lý hoạt động của xe Genepax tương tự như sáng kiến của ông Stan Meyer khi dựa vào phân tách các phân tử nước để tạo ra hydro cấp nguồn năng lượng cho xe. Điểm nổi trội hơn trong công nghệ của Genepax là họ sử dụng một cụm điện cực màng (MEA) để tách hydro từ nước thông qua phản ứng hóa học. Pin nhiên liệu chỉ cần nước và không khí, loại bỏ sự cần thiết phải cải tạo hydro và bể hydro áp suất cao. Điều này giúp cho thiết kế của xe đơn giản hơn nhưng vẫn đạt hiệu suất tương đương.

Qua tìm hiểu, thiết bị này của Genepax đã được xác minh bởi Thư viện kỹ thuật số sở hữu công nghiệp (IPDL) và đã được kiểm tra bởi bộ phận sở hữu trí tuệ thuộc Văn phòng Bằng sáng chế Nhật Bản. Hơn thế nữa, IDPL cung cấp hơn 60 triệu tài liệu và thông tin liên quan đến những thiết kế, phát minh mang tính đột phá được xuất bản từ cuối thế kỷ 19.

Tuy nhiên, khoảng một năm sau khi tiết lộ thiết bị, công ty Genepax đã đóng cửa. Họ ngừng toàn bộ mọi hoạt động như nghiên cứu, sản xuất và quảng bá thiết bị. Lời giải thích duy nhất được đưa ra là thiếu tiền. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và nhà phân tích nghi ngờ rằng “thế lực ngầm” nào đó đã đứng ra ngặn chặn, kiểm soát những công ty kiểu này.

Hay gần đây nhất, nhà khoa học người Iran, Alaeddin Qassemi đã tuyên bố ông chế tạo thành công chiếc xe chạy bằng nước của mình với cơ chế tương tự. Ngoài ra, còn rất nhiều nhà phát minh, công ty khác đã cho ra đời những chiếc xe có công nghệ tượng tự trên toàn thế giới. Nhưng không hiểu sao, tất cả những phát minh này đều bị lãng quên, dường như có một thế lực nào đã đang cố tình đẩy nhân loại tránh xa khỏi những phát minh có tính hủy diệt đối với các đế chế dầu mỏ tỷ đô này.

Hầu hết truyền thông đều đưa tin rằng Stanley Meyer thực chất đã chết vì chứng phình mạch máu não (cerebral aneurysm), chứ không phải bị đầu độc. Và rằng thứ chất lỏng mà Stanley cho là nước – đã giúp vận hành chiếc xe của ông – thực chất là một loại hoá chất giống xăng nào đó.

Sự việc vì thế mà lắng xuống, nhưng liệu những bài báo “bóc phốt” Stanley có thực sự đáng tin? Không ai có thể chắc rằng những bài báo này có phải là một chiêu trò truyền thông nhằm làm chìm xuồng “vụ án Stanley” hay không. Dù sao thì, Stanley cũng đã từng không ít lần có những phát ngôn tố cáo chính quyền đang cố gắng kiểm soát người dân thông qua cái gọi là Trật tự Thế giới mới (New World Order). Và phải chăng, đó là một trong những lý do khiến ông bị thủ tiêu? 

Quý vị hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của mình ở dưới phần bình luận của video này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *