Liệu TQ có lợi dụng chuyến thăm của bà Pelosi để tấn công Đài Loan?

Truyền thông thế giới những ngày gần đây liên tục đưa thông tin về chuyến công du của chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới châu Á. Sự kiện này đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là khi ngày 2/8 bà đặt chân đến Đài Loan

Người ta đều hồi hộp chờ xem những phản ứng của Bắc Kinh khi thời gian này Trung Quốc luôn theo đuổi phong cách ngoại giao sói chiến cùng những hoạt động quân sự rất rầm rộ cho người ta thấy rằng có vẻ như Trung Quốc đã sẵn sàng khai hỏa và căng thẳng đang ngày một leo thang. Vậy liệu Trung Quốc có lợi dụng chuyến chuyến thăm của bà Pelosi để tấn công Đài Loan hay không?

Có vẻ như sức nóng của chiến trường ở Ukraina đã được chuyển hướng sang Đài Loan. Hiện nay giới phân tích đang chia ra làm hai luồng ý kiến, một luồng ý kiến thì cho rằng chuyến viếng thăm này của người quyền lực thứ ba trong chính phủ Mỹ tới Đài Loan bất chấp sự đe dọa của Trung Quốc thể hiện một mối quan hệ đồng minh của Mỹ với Đài Loan. 

Luồng ý kiến thứ 2 thì lại có một nhận định hoàn toàn ngược lại,  họ cho rằng chuyến thăm này của bà Pelosi là để gây sức ép với Đài Loan nhằm giành chiến thắng trong cuộc chiến về sản xuất chip với Trung Quốc.  

Về phía Trung Quốc, giới quan sát cũng cho rằng ông Tập Cận Bình đang nỗ lực ghi điểm thành tích trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 1. Hơn nữa, hiện giờ Mỹ đang tập trung hỗ trợ cho Ukraina trong cuộc xung đột với Nga, vì thế, sẽ rất khó khăn cho cả Mỹ và EU nếu họ muốn giúp đỡ thêm một Đài Loan ở Châu Á. Đây là cơ hội vàng nếu ông Tập muốn đánh chiếm quốc đảo nhỏ bé này. 

Tuy nhiên, việc Trung Quốc có thể chiếm Đài Loan bằng một cuộc tấn công quân sự hay không thì các chuyên gia lại cho rằng đây là một trận chiến tàn khốc và Trung Quốc chưa thể làm được điều này ngay lập tức.

Đài Loan – miếng mồi khó nuốt trôi của Trung Quốc

Vào hôm 1/8, phóng viên của Fox Eric Michael Smith đã phân tích rằng đối với các nhà hoạch định quân sự của Trung Quốc, Đài Loan không phải là một hòn đảo dễ xâm lược.  Đài Loan cách Trung Quốc khoảng 100 dặm, hòn đảo này không chỉ được bao bọc bởi một “hào nước” tự nhiên bảo vệ  khổng lồ mà nó còn có địa hình đồi núi hiểm trở khiếm cho nó rất khó có thể xâm chiếm cho dù kẻ thù có mạnh đến đâu. 

Các nhà quan sát đã chỉ ra rằng vào năm 1944 trong chiến tranh thế giới lần thứ hai quân đội Mỹ đang ngừng cuộc xâm lược Đài Loan lúc đó đã còn là thuộc địa của Nhật Bản bởi vì nó quá tốn kém. Các nhà hoạch định quân sự Hoa Kỳ đã kết luận rằng việc chiếm đóng Đài Loan sẽ đòi hỏi một lực lượng tấn công lên tới nửa triệu người, Lầu Năm Góc cũng đã dự đoán con số thương vong của Hoa Kỳ nếu như muốn xâm chiếm Hòn đảo này với địa hình phức tạp có thể lên tới 150 nghìn quân.

Ngoài ra, Đài Loan đã chuẩn bị cho cuộc chiến chống quân xâm lược từ những năm 1950 và họ có một bộ máy tỉnh báo vững chắc, quân đội thì được huấn luyện đặc biệt để đẩy lùi quân đội Trung Quốc, một lực lượng lớn khí tài hiện đại mạnh mẽ và có thể hiện diện ở mọi khu vực đổ bộ tiềm năng.  Do địa hình đồi núi nếu như quân Trung Quốc muốn đổ bộ sẽ phải đối mặt với hỏa lực từ các vị trí phòng thủ đổ xuống.

Giới quan sát cho rằng Trung Quốc rất khó có thể khiến cho Đài Loan quỳ gối bằng cách bắn phá Đài Loan một cách bừa bãi bởi vì:

Thứ nhất, Bắc Kinh được cho là rất muốn duy trì được cơ sở hạ tầng của Đài Loan, đặc biệt là liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn. Cần lưu ý rằng, Đài Loan là nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất hành tinh. Công ty tình báo thị trường TrendForce báo cáo rằng “Đài Loan thống trị ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn của thế giới – kiểm soát 48% thị trường đúc và 61% năng lực chế tạo ở bước sóng 16nm (nanomet) của thế giới”. 

Thứ hai, trong khi tấn công nó có thể giết trên dân thường. Kiểu tấn công san bằng này sẽ dễ dàng biến nhiều thế hệ người Đài Loan sau này trở thành kẻ thù không đội trời chung với Trung Cộng. Ngoài ra, Đài Loan còn sở hữu tên lửa mà theo Đài Bắc cho biết, một số loại có thể bắn tới  Bắc Kinh hoặc Đập Tam Hiệp.

Kitsch Liao, chuyên gia tư vấn về các vấn đề mạng và quân sự tại Doublethink Lab ở Đài Bắc, cũng đã nghiên cứu tình hình cuộc xâm lược Đài Loan của ĐCSTQ, nói với Fox News rằng ngoài địa hình phức tạp và việc bảo vệ eo biển Đài Loan, mọi người thường bỏ qua yếu tố hỗ trợ hậu cần. “Thông thường, bất kỳ đơn vị quân đội nào cũng mang theo vật tư không quá ba ngày, điều đó có nghĩa là họ phải lấy vật tư hoặc nhặt rác từ chiến trường.” (dịch Anh cần trích nguyên văn câu nói)

Kitsch Liao lưu ý rằng vì đạn dược cồng kềnh và nhanh tiêu hao kèm theo đó quân đội Trung Quốc không thể sử dụng đạn dược thu giữ từ Đài Loan, “có nghĩa là họ phải mang theo rất nhiều thiết bị quân sự”.

Do đó, ông cho rằng việc đổ bộ vào Đài Loan là “tốn kém” đối với quân đội Trung Quốc. Các tàu đổ bộ của Trung Quốc có thể cần đi qua lại eo biển Đài Loan để tiếp tế cho quân trên bộ, nhưng điều đó sẽ khiến chúng trở thành những mục tiêu cực kỳ dễ bị tấn công.

Một số nhà quan sát cho rằng vì cuộc xâm lược quá khó khăn, nên ĐCSTQ có thể coi đây là phương sách cuối cùng chứ không phải là lựa chọn đầu tiên. Ian Easton, một nhà nghiên cứu tại Viện Dự án 2049, một tổ chức tư vấn của Hoa Kỳ và là một chuyên gia về các vấn đề Đài Loan, nói rằng trước những nguy cơ khủng khiếp khi xâm lược Đài Loan, “một nhà lãnh đạo chiến lược hợp lý sẽ chọn một chiến lược hành động khác.”

Vậy thì tốt cuộc chuyến đi của bà Pelosi tới Đài Loan này có ý nghĩa gì đối với 3 nước Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan?

Đối với Mỹ, chuyến đi này của bà Pelosi khiến cho cả Tổng thống Biden, đại diện Lầu Năm Góc đều e ngại và đã cố gắng cảnh báo bà không nên đến thăm Đài Loan. Bà là người quan trọng thứ ba trong hệ thống phân cấp quyền lực của Mỹ và khi Cuộc bầu cử Quốc hội tới đây, với tình hình lạm phát tăng cao và nền kinh tế Mỹ đang dần rơi vào tình cảnh khó khăn kể từ khi ông Biden lên nắm quyền, bà Pelosi có thể nhận ra rằng bà có thể bị bay khỏi chiếc ghế quyền lực của mình và rất có thể Đảng Dân chủ sẽ không nắm được số ghế đa số trong Quốc hội. Vì vậy, chuyến đi này có thể cứu vãn được tình thế và thêm điểm cho Đảng Dân chủ vì đã có hành động cứng rắn trước Trung Quốc.

Đồng thời, chuyến đi có tác dụng trong việc chuyển hướng dư luận ra khỏi những chỉ trích về sự vụng về và yếu kém của ông Biden trong vấn đề Ukraine, nhằm cứu vãn thể diện của Mỹ trên chính trường quốc tế. 

Đối với Trung Quốc, họ cũng có một cuộc bầu cử đang tới, đó là đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11. Việc ông Tập Cận Bình thể hiện thái độ cứng rắn của mình đối với Mỹ về vấn đề Đài Loan có thể giúp lấp liếm đi những chỉ trích của phe đối lập vốn đang nhăm nhe lật tổ chức ghế của ông. Vì vậy ông Tập Cận Bình sẽ không bỏ qua cơ hội hiếm có này.

Còn đối với Đài Loan, việc một chủ tịch hạ viện Mỹ tới Đài Loan, rõ ràng đây là một cách gián tiếp thể hiện tư cách độc lập của Hòn đảo. Cho nên đối với Đài Loan, đây là một sự kiện lớn có ý nghĩa nhất định. Mặc dù chuyến thăm của Pelosi trên thực tế, nó chưa phải là chính thức, tuy nhiên, nó biểu thị sự từ chối của Washington đối với chính sách “một Trung Quốc” và báo hiệu sự công nhận Đài Loan của phía Mỹ như một thực thể quốc tế. 

Như vậy có thể thấy rằng các cuộc tập trận quân sự hiện tại của Trung Quốc hay là cách mà Trung Quốc đang phô trương sức mạnh quân sự không phải là sự chuẩn bị cho chiến tranh mà là một thông nghiệp ngoại giao gửi tới Hoa Kỳ.

Theo các nhà phân tích, với những động thái này Bắc Kinh cũng đang nói với Washington rằng giờ đây họ sẽ rất khó để có thể nói chuyện với nhau về vấn đề các đảo ở biển Đông, về vấn đề vũ khí hạt nhân của Trung Quốc và khả năng kiểm soát Trung Quốc trong Hệ thống Giới hạn Vũ khí Chiến lược, đặc biệt là về việc Trung Quốc tạo ra vũ khí siêu thanh.

Trung Quốc và Nga vốn không đồng tình với đề xuất của Mỹ liên quan tới hiệp ước hạt nhân mới. Bây giờ đây việc bà Pelosi đến thăm Đài Loan có vẻ đang khiến cho tình hình càng trở nên khó đoán định. Và điều gì sẽ xảy ra khi ba cường quốc hạt nhân không có một tiếng nói chung trong vấn đề vũ khí hạt nhân thay vào đó là một thái độ thù địch và cách tiếp cận không mấy vui vẻ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *